[Tâm lý học]: Déjà vu - những trải nghiệm thật không tưởng lại tưởng không thật!
"Tôi bước đến bên ô cửa sổ, nhìn ra ngoài và thấy hình ảnh cánh đồng bát ngát. Cánh đồng này dường như vô vùng thân quen với tôi! Tôi cớ ngỡ mình đã từng thấy, từng gặp qua nó ở đâu. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi đến đây, lần đầu tiên trong đời tôi thấy được khung cảnh này (theo những trí nhớ của tôi). Thật kỳ lạ! Liệu rằng đây chính là hình ảnh trong tiền kiếp của tôi chăng?
"Thứ tư tuần trước, tôi đã ở nhà cùng với bố mẹ của tôi. Tôi đang ngồi đọc lại một mẫu giấy, tầm lúc 1 giờ sáng. Tôi có một cảm giác rằng tôi đã đọc lại mẫu giấy ấy trước đây. Tôi đã cảm thấy kỳ lạ bởi vì ngay những phút tôi nhấn mạnh từ "lãng trí" (wander - H.D.H) thì tôi nhận thấy rằng mọi chuyện đang diễn ra như vậy. Tôi thậm chí còn nói lớn lên từ "Déjà vu" ngay khi mà tôi trải nghiệm qua cảm giác ấy"
"Mùa hè năm trước, tôi đã tham gia một chương trình ở Galveston. Tôi ngồi với người bạn cùng phòng và chúng tôi đã nói chuyện về những vấn đề của mình. Sau vài phút trò chuyện, tôi trải nghiệm "Déjà vu". Tôi không biết liệu thực sự có phải tôi đang mơ không, nhưng cảm giác đó thực sự đang tiếp diễn."
ĐỊNH NGHĨA
Hiện tượng mà tôi đã nêu trên đó chính là hiện tượng "Déjà vu" - DV. Đây là một từ gốc tiếng Pháp với ý nghĩa là "đã từng xảy ra". V M Neppe đã đề xuất một định nghĩa về déjà vu vào năm 1983 là “bất kỳ ấn tượng chủ quan không phù hợp nào về tính quen thuộc của một trải nghiệm hiện tại với một quá khứ không xác định” (“any subjectively inappropriate impression of familiarity of a present experience with an undefined past"). Định nghĩa được diễn đạt chính xác và cung cấp những hiểu biết hữu ích về hiện tượng.
Mỗi từ ngữ trong định nghĩa đều được cô đọng và rất có giá trị về để tìm hiểu và phân tích thêm. Mời bạn đọc có thể tham khảo phân tích định nghĩa này thông qua bài báo "Déjà vu in neurology" của tác giả Edward Wild đăng trên tạp chí J Neurol 2005.
Dựa vào định nghĩa ta có thể hiểu đơn giản rằng hiện tượng DV là một trải nghiệm ở thực tại nhưng bản thân chúng ta lại cảm nhận như đã từng trải qua chúng trước đó. Chính vì vậy tôi đã dùng một cụm từ để mô tả chúng - "thật không tưởng mà tưởng không thật". Mỗi người đôi khi sẽ có những trải nghiệm DV rất khác nhau. Có người trải nghiệm chúng như một ký ức xưa cũ. Có người trải nghiệm chúng như là những gì đã xảy ra trong giấc mơ. Có người lại thấy mình làm những dường như đã được sắp đặt sẵn.
VÌ SAO BẠN LẠI TRẢI NGHIỆM DV?
Nhìn chung DV là hiện tượng có thể xảy ra ở những người hoàn toàn bình thường và người có những vấn đề bệnh lý (cả thực thể lẫn tâm lý-tâm thần). Vì vậy, để giải thích DV cần dựa trên những phân tích trên cả 2 nhóm đối tượng.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích điều gì đã gây ra hiện tượng DV. Một vài giả thuyết có thể dựa trên những phân tích lý thuyết, thần thoại hóa. Phần khác thì dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học về nhiều lĩnh vực như tâm lý, tâm thần, thần kinh, giải phẫu hay thậm chí là sinh học phân tử.
Cận tâm lý học
Đa phần các giả thuyết của cận tâm lý học đều chưa có bằng chứng rõ ràng mà đơn thuần là những "phỏng đoán", "suy nghĩ", "quan điểm". Hiện tượng DV theo trường phái này thường được xem là dấu hiệu của tiền kiếp thông qua luân hồi, hay được cho rằng là bằng chứng của thần giao cách cảm, thậm chí là sự vận chuyển của cõi trung giới.
Tâm lý học
Các nhà tâm lý học đã có những phân tích khá sớm về hiện tượng DV với nhiều cách nhìn khác nhau.
Hughlings Jackson đã đặt ra thuật ngữ "song thị tinh thần" để mô tả cho hiện tượng DV vào năm 1888. Wigan, Jensen và Maudsley đã đề xuất rằng hai bán cầu não hoạt động riêng lẻ nhưng đồng bộ, còn DV phát sinh là do sự mất đồng bộ giữa 2 phần.
Myers đề xuất về cái "tôi" thăng hoa hay siêu phàm ở mỗi bán cầu và DV phát sinh do nhận thức kép của chúng về cùng một cảnh cùng một lúc.
Lalande và Berndt-Larsson thì cho rằng DV là một rối loạn cơ bản về nhận thức thời gian, do đó mà các nhận thức về sự kiện được thấy ở thời điểm hiện tại lại được xem là "nhìn thấy" từ rất lâu trước đó.
Nhắc đến tâm lý học thì cũng không thể bỏ qua Gestalt, một nhà tâm lý dẫn dầu cả một xu thế và giả thuyết. Theo tâm lý học Gestalt, nhận thức và ảnh hưởng của chúng tạo ra được não bộ tổ chức thành các "thực thể ảnh hưởng đến các đối tượng". Theo lý thuyết này, DV xảy ra khi một đối tượng kích thích một ảnh hưởng nhất định. Điều đó là một ảnh hưởng không phù hợp gây ra sự nhớ lại một đối tượng khác, không phải là đối tượng hiện tại. Chính điều này gây ra cảm giác quen thuộc không phù hợp.
De Neyer thì đề xuất về giả thuyết "máy ghi âm". Ông cho rằng giống như máy ghi âm, nhận thức được chuyển thành trí nhớ bằng một "đầu ghi" thần kinh và trí nhớ được thu hồi bời một "đầu tái tạo". DV xày ra khi thông tin giác quan được ghi lại và tái tạo đồng thời, từ đó nhận thức và ghi nhớ diễn ra đồng thời. Cuối cùng, người trải nghiệm sẽ có cảm giác như là đã có nhận thức điều này trước đó.
Tâm động học
Freud đề xuất DV là kích thoạt bởi nhận thức về một tình huống có một số điểm tương đồng với người hâm mộ bị kiềm nén, khiến cho tưởng tượng được đánh thức như một mong muốn để chứng minh cho tình hình hiện tại. Như vậy, DV là hiện tượng biểu hiện cho mong muốn quay ngược thời gian.
Oberndorf lại cho rằng DV là cơ chế phòng vệ và gợi ý rằng đó là một phương tiện tâm linh để trấn an trong những tình huống nghịch cảnh. Nó được mô tả như rằng "bạn đã trải qua những điều đó trước đây và vượt qua chúng một cách tốt đẹp. Lần này điều trương tự cũng sẽ xảy ra." Và như thế ông đề xuất dùng cụm từ "encore vu" nghĩa là "được nhìn thấy lần nữa" thay gì "đã nhìn thấy trước đây". Cụm từ này cho thấy tính chủ đích và mong muốn của chủ thể trải nghiệm DV.
Cuối cùng, một sô nhà phân tâm học gợi ý rằng DV có thể là một dạng giấc mơ khi tỉnh giấc, hoặc tàn tích ban ngày của những giấc mơ. Freud đi xa đến mức rằng nguồn gốc của nhiều trải nghiệm DV là "bộ phân sinh dục của người mẹ nằm mơ, thực sự không có nơi nào khác mà người ta có thể khằng định với niềm tinh rằng người ta đã từng ở đó trước đây."
Thần kinh học
Đầu thế kỷ XX, Jackson đã nhấn mạnh về mối liên quan giữa bệnh động kinh thùy thái dương với hiện tượng "song thị tâm thần" và các dị tật thần kinh thùy thái dương. Và đến năm 1959, Mullan và Penfield sau khi cắt bỏ thùy thái dương ở bệnh nhân động kinh và thực hiện điện não đồ và gợi ra "trạng thái mơ màng" giống như DV. Halgren cũng thu được kết qua tương tự khi thích thích các cấu trúc sâu hơn trong vùng hồi hải mã và hạch hạnh nhân.
Dường như các nghiên cứu trong thế kỷ 20 có liên quan đến DV đều tập trung phát hiện và xoay quanh một số vùng vỏ não, hồi hải mã và hạch hạnh nhân. Ngoài ra, các học thuyết đều hướng đến việc xử lý thông tin và cách lưu trữ thông tin nhằm xây dựng trí nhớ. Đa phần các học thuyết đều hướng đến sự nhầm lẫn trong việc lưu trữ trí nhớ khi biến một trí nhớ ngắn hạn thành một trí nhớ dài hạn, qua đó cảm giác "quen thuộc" hình thành.
Một số giả thuyết dựa trên sự phân tích giải phẫu thần kinh sẽ được đề cập sau đây sẽ cho bạn thêm góc nhìn về hiện tượng thú vị này.
Thuyết phân tán nhận thức (Devided Attention): Năm 2008, Alan Brown đã cố gắng tạo ra những trải nghiệm DV bằng cách cho các sinh viên của ông nhìn nhanh các hình ảnh và từ ngữ. Việc quan sát này nhanh đến mức chúng không kịp được lưu vào nhận thức của các sinh viên. Sau đó, ông chiếu lại nhiều hình và từ ngữ. Điều đặc biệt là những hình ảnh hay từ ngữ đã được chiếu nhanh trước đó lại gợi cảm giác quen thuộc hơn với người tham gia. Giải thích điều này bằng một ví dụ đơn giản. Khi ta vào căn phòng A, não bộ đã tự động (vô thức) xử lý công thông tin nhận được từ các giác quan và khi chúng ta bắt đầu ý thức mong muốn nhìn nhận căn phòng thì dường như các thông tin đã được lưu tuôn ra như thể chúng đã tồn tại rất lâu trước đó vậy.
Giả thuyết toàn ảnh (Hologram): Nhà tâm thần học người Hà Lan Herman Sno cho rằng "chúng ta có thể tái tạo không gian ba chiều từ một chiều nào đó của chúng!". Điều này giải thích hiện tượng DV theo một cách riêng biệt. Minh họa cũng là một căn phòng với cánh cửa A, cái bàn B, cái ghế C, màu tường D. Mỗi hình đặc điểm A, B, C, D đều được lưu trữ trước đó do những trải nghiệm riêng lẻ. mà nay chúng được kích hoạt lại khi ta nhận thức lấy chúng, Chính sự quen thuộc các yếu tố cấu thành của chỉnh thể làm ra ta có cảm giác "quen thuộc" với cả chỉnh thể. Điều này chính là giải thích cho hiện tượng DV.
Giả thuyết xử lý thông tin cùng lúc: Bác sĩ Robert Efron đã phổ biến giả thuyết này năm 1938 khi ông đang làm việc tại bệnh viện cựu chiến binh Boston. Thông tin được "vận chuyển" trong não qua nhiều con đường khác nhau. Bình thường việc vận chuyển thông tin ở các con đường này gần như là đồng bộ. Ví dụ một thông tin được gửi đến não trái và được phân loại sẽ trì hoãn mất 1/ 1 triệu mili giây. Sau đó, thông tin này được "vận chuyển" sang não phải với thời gian trì hoãn tương đương 1/1 triệu mili giây. Khi việc vận chuyển thông tin bị "trì hoãn, thông tin bị thiếu đồng bộ và não bộ cũng có nhận thức sai lầm về thông tin đó và gây ra cảm giác sai lệch. Một ví dụ minh họa về một sự kiện [A-B-C] được nhận thức. Bình thường việc vận chuyển và xử trí thông tin sẽ đưa [A-B-C] hòa hợp và có nhận thức đúng. Khi sự trì hoãn xảy ra, [A-B] sẽ đến trước và [C] sẽ đến sau. Và nhận thức về [C] trước đó đã có nên cảm nhận sự trì hoãn [C] đến muộn gây ra cảm giác "quen thuộc".
Di truyền học phân tử
Động kinh thùy thái dương được cho là có liên quan đến bất thường trội trên nhiễm sắc thể thường. Mỗi người có 23 cặp nhiễm sắc thể, được xem như là mật mã để mã hóa toàn bộ các đặc điểm bên trong lẫn bên ngoài của con người. Và bệnh động kinh liên quan đến một "mật mã" trong những thanh chứa mật mã, đó là gen LGI1 nằm ở 10q24. Tuy nhiên, LGI1 lại không hoàn toàn gây là những thể DV trong động kinh vì không phải ai có đột biến LGI1 cũng trải qua DV.
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TƯỢNG DV
Tuổi tác: DV thường gặp ở người trẻ nhiều hơn, và ngày càng ít gặp khi lớn tuổi trừ
Giới tính: Hầu như không có sự khác biệt về tỷ lệ trải nghiệm DV ở 2 giới.
Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của DV như điều kiện sống, tần suất du lịch, tình trạng căng thẳng, các vấn đề bệnh lý tâm thần hay thần kinh, hay việc sử dụng thuốc.
LÀM GÌ KHI TRẢI NGHIỆM DV
Hiện tại, rất nhiều nghiên cứu về DV đã được thực hiện. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn mơ hồ và chỉ dừng lại ở những giả thuyết. Một điều có thể chắc chắn rằng, các nghiên cứu đều cho thấy DV không gây hại gì cho người trải nghiệm, thậm chí một số cho thấy rằng người trải nghiệm DV có trí nhớ tôt hơn.
Việc trải nghiệm DV cũng được xem là một cách để tăng cường trí nhớ, như học cách phân tích và tập trung vào những đặc điểm riêng biệt, những điểm nhỏ cấu thành nên sự kiện.
Khi trải nghiệm DV, việc chúng ta cần thực hiện:
TỔNG KẾT
Tóm lại, DV là một trải nghiệm không phải thiểu số mà là đa số. Nếu thế giới hiện tại có 7 tỷ người thì gần 5 tỷ người từng trải nghiệm DV 1 lần trong đời. DV không phải là một phép lạ, hay một năng lực kỳ diệu nào đó nếu bạn xác định đó chính là DV. Cơ chế tạo nên DV hiện tại vẫn chưa rõ ràng mà chỉ dừng lại ở những giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tập trung vào nhóm DV trên những người có bệnh lý nên các yếu tố thường chỉ đến vấn đề bất thường.
Trải nghiệm DV hoàn toàn không gây hại mà thậm chí đôi khi còn mang lại lợi ích. Vì vậy, hãy tận dụng DV một cách có ý nghĩa. Đừng ảo tưởng về một năng lực đặc biệt hay hoảng sợ khi trải nghiệm nó.
Nếu bạn đã từng trải qua Déjà vu, đừng ngần ngại chia sẻ dưới đây cho mình nhé!
Hẹn gặp lại ở bài viết sắp tới!
H.D.H.
Nhận xét
Đăng nhận xét